Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

NGÀY SÁCH VIỆT NAM

Ngày 26/2/2014 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc nâng cao kiến thức - kỹ năng, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách con người.
Ngày Sách Việt Nam được tổ chức cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách; khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày Sách Việt NamHội thảo “Nội dung và hình thức tổ chức Ngày Sách Việt Nam trên phạm vi toàn quốc” vừa diễn ra ngày 17/3.
Thực trạng đọc sách tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, tính đến năm 2013, mức hưởng thụ bình quân của người dân Việt Nam mới ở mức 3,2 bản sách/người (bao gồm cả sách giáo khoa).
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm tại thư viện. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản sách/người...
Những số liệu trên cho thấy thực trạng nhu cầu đọc của người dân nước ta còn thấp, hay nói cách khác, đọc sách chưa phải là nhu cầu thường xuyên của người Việt Nam.
Nguyên nhân khiến phong trào đọc sách ở nước ta chưa phát triển là bởi công tác tuyên truyền, quảng bá sách chưa được quan tâm; chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về văn hóa đọc; công tác lý luận, phê bình, hướng người đọc đến những mảng sách tốt, sách hay chưa được quan tâm; lực lượng sáng tác chưa được đầu tư đúng mức; chất lượng sách xuất bản chưa đáp ứng được nhu cầu đọc; giá sách còn cao so với thu nhập người dân; mạng lưới thư viện cộng đồng chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả…

Ôn tập dưới cờ.

Lớp 6/7 tổ chức ôn tập dưới cờ.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

HỘI TRẠI HƯỚNG NGHIỆP - CHÀO MỪNG 39 NĂM NGÀY QUÊ HƯƠNG GIẢI PHÓNG (24.3.1975-24. 3 .2014)

           Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2014, Trường THCS Lý Tự Trọng đã diễn ra hội trại Hướng nghiệp tương lai cho các em học sinh, tuy thời tiết có mưa lớn nhưng không làm nản chí các tinh thần hăng hái sôi nỗi của các lớp, các chi đội...
           Đa số các em đều định hướng cho mình một tương lai, một nghề nghiệp rất gần gủi và gắn bó với cuộc sống. Nhiều thầy cô giáo đã khơi dậy lòng nhân ái cho học sinh, hướng các em đến các hoạt động xã hội, chia sẻ với cộng đồng bằng những việc làm cụ thể.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHI ĐỘI NGUYỄN VIỆT HỒNG - LỚP 6/7
 Cổng trại của lớp 6/7 lúc còn nằm trên bản thiết kế do kiến trúc sư "Nhóc nhí nhố" thiết kế...
... Và đây là sản phẩm đã được hoàn thành do các Kỹ sư và KTS tài ba của "Công Ty 6/7" thực hiện và được giám sát chặt chẽ bới các chuyên gia có... máu mặt...

 Ban phân hội chụp ảnh lưu niệm cùng GVCN lớp 6/7 tại tiệm ảnh Nguyễn Việt Hồng.
Mặt dù trời không mưa nhưng ...mình mặt áo mưa vào cho nó nỗi....
Các giáo sinh củng tranh thủ chộp hình cùng với cô giáo chủ nhiệm tại tiệm ảnh Nguyễn Việt Hồng.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Tiến tới chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ Đảng từ Trung Ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viện của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931).
           Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính Trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh Niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bai họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931( một ngày trong thời gian cuối của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) 
làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. 
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần :

  • Từ 1931 – 1936 : Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương
  • Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
  • Tháng 11/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao Động Việt Nam
  • Từ 3/2/1970 – 1976 : Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh.
  • Từ 12/1976 đến nay : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biều là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn A…

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC : 2013-2014


Thứ, NgàyBuổiMôn thiLớpGiời gian làm bài
Thứ 4 (18/12)SángCông Dân
Sử
 
645 phút
45 phút
 
ChiềuTin
Công Nghệ
745 phút
45 phút
Thứ 5 ( 19/12)SángNgữ Văn
Công Nghệ
 
690 phút
45 phút
 
ChiềuNgữ Văn
Địa
 
790 phút
45 phút
 
Thứ 6(20/12)SángNgữ Văn
Sinh
8
90 phút
45 phút
 
ChiềuToán
Sinh
 
690 phút
45 phút
 
Thứ 7(21/12)SángToán
Công Dân
 
790 phút
45 phút
 
ChiềuToán
Công nghệ
890 phút
45 phút
Thứ 2(23/12)SángNhạc

Sử
745 phút
45 phút
45 phút
ChiềuTin

MT
645 phút
45 phút
45 phút
Thứ 3(24/12)SángSinh
Địa
 
945 phút
45 phút
 
ChiềuC dân
Sử
Hóa
845 phút
45phut
45 phút
Thứ 4(25/12)SángHóa
Sử
945 phút
45 phút
Chiều
Tin
845 phút
45phut
Thứ 5(26/12)SángNgữ Văn
Nhạc
990 phút
45 phút
ChiềuTiếng Anh
Nhạc
Địa
645 phút
45 phút
45 phút
Thứ 6(27/12)SángToán
Công Dân
990 phút
45 phút
ChiềuTiếng Anh
Sinh
745 phút
45phút
Thứ 7(28/12)SángTiếng Anh

Công Nghệ
945 phút
45 phút
45 phút
 ChiềuTiếng Anh
Địa
Nhạc
845 phút
45 phút
45 phút

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Sinh Hoạt ngoại khóa Mừng ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam 22-12

Ngày 12/12 năm 2013, Trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh nhằm kỹ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

 Học sinh hưởng ứng nhiệt tình, và sôi nỗi đưa tay phát biểu những câu hỏi mà nhà trường đặt ra, nhằm giúp các em nâng cao kiến thức về Lịch sử.
 Cô và trò lớp 6-7 chụp ảnh lưu niệm tại nhà Truyền Thống lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam.
Tranh thủ chụp hình lưu niệm các bạn ơi.....
 Rất đông học sinh chen chúc nhau để được vào tham quan trong Nhà Truyền thống....
 Chứng cứ mà quân đội ta đã chiến thắng ....

Kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2013)

       Nhân ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22/12, Tập thể học sinh lớp 6-7 trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc có một cái Tết Quân Đội đầm ấm, an lành và hạnh phúc. Chúc các chiến sỹ BỘ ĐỘI CỤ HỒ có một sức khỏe tốt để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944
      Ngày 22/12/1944 đã đi vào lịch sử dân tộc ta đánh dấu sự ra đời của quân đội ta.  Hàng năm cứ đến ngày 22/12, cả nước lại tổ chức rất nhiều hoạt động để kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tôn vinh những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh anh dũng cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.

          Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyềnGiải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
         Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11

Chiều nay lớp 6/7 đã tổ chức sinh hoạt nhân kỹ niệm 31 năm ngày thành lập Nhà giáo Việt Nam. Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay có Ban phân hội lớp cùng tham gia và dặn dò cho cả lớp về ý nghĩa của ngày NGVN...buổi sinh hoạt diễn ra rất sôi nỗi .
Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt.
 
Ban tổ chức làm việc
 Tiết mục văn nghệ hát về Nhà giáo do 2 ca sỉ của lớp thực hiện... 
.... Và tiếp theo là tiết mục hát...múa... tại chổ cho tốp ca nam nữ của cả lớp thực hiện...
 Đại diện Ban phân hội có đôi lời dặn dò.....
Tiếp theo là tiết mục ... điểm 10 dâng cô, 
Đại diẹn Ban phân hội lên tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm...

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Lịch Sử ngày Nhà giáo Việt Nam

Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo 
và Ngày Nhà giáo Việt Nam


Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo
 
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:
 Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Một tiết sinh hoạt lớp của lớp 6/7

           Cứ vào mỗi cuối tuần (Chiều thứ 7) tất cả các lớp học của Trường THCS Lý Tự Trọng đều tổ chức buổi sinh hoạt lớp nhằm đúc rút kinh nghiệm đã đạt được và kiểm điểm nhưng mặt yếu trong tuần. Trong tiết SHL hôm nay (02/11), lớp 6/7 được Ban phân hội đến tham dự và phát thưởng cho một số học sinh tiêu biểu, tuyên dương những học sinh đạt xuất sắc trong 2 tháng đầu năm học 2013-2014 ...
Một số hình ảnh trong giờ Sinh hoạt lớp.
 Quang cảnh trong giờ sinh hoạt lớp
 Ban phân hội trao thưởng cho học sinh xuất sắc.
Ban phân hội trao thưởng cho học sinh tiến bộ.
Đại diện Ban phân hội phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt...