Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

LỊCH KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC : 2013-2014


Thứ, NgàyBuổiMôn thiLớpGiời gian làm bài
Thứ 4 (18/12)SángCông Dân
Sử
 
645 phút
45 phút
 
ChiềuTin
Công Nghệ
745 phút
45 phút
Thứ 5 ( 19/12)SángNgữ Văn
Công Nghệ
 
690 phút
45 phút
 
ChiềuNgữ Văn
Địa
 
790 phút
45 phút
 
Thứ 6(20/12)SángNgữ Văn
Sinh
8
90 phút
45 phút
 
ChiềuToán
Sinh
 
690 phút
45 phút
 
Thứ 7(21/12)SángToán
Công Dân
 
790 phút
45 phút
 
ChiềuToán
Công nghệ
890 phút
45 phút
Thứ 2(23/12)SángNhạc

Sử
745 phút
45 phút
45 phút
ChiềuTin

MT
645 phút
45 phút
45 phút
Thứ 3(24/12)SángSinh
Địa
 
945 phút
45 phút
 
ChiềuC dân
Sử
Hóa
845 phút
45phut
45 phút
Thứ 4(25/12)SángHóa
Sử
945 phút
45 phút
Chiều
Tin
845 phút
45phut
Thứ 5(26/12)SángNgữ Văn
Nhạc
990 phút
45 phút
ChiềuTiếng Anh
Nhạc
Địa
645 phút
45 phút
45 phút
Thứ 6(27/12)SángToán
Công Dân
990 phút
45 phút
ChiềuTiếng Anh
Sinh
745 phút
45phút
Thứ 7(28/12)SángTiếng Anh

Công Nghệ
945 phút
45 phút
45 phút
 ChiềuTiếng Anh
Địa
Nhạc
845 phút
45 phút
45 phút

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Sinh Hoạt ngoại khóa Mừng ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam 22-12

Ngày 12/12 năm 2013, Trường THCS Lý Tự Trọng đã tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh nhằm kỹ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.

 Học sinh hưởng ứng nhiệt tình, và sôi nỗi đưa tay phát biểu những câu hỏi mà nhà trường đặt ra, nhằm giúp các em nâng cao kiến thức về Lịch sử.
 Cô và trò lớp 6-7 chụp ảnh lưu niệm tại nhà Truyền Thống lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam.
Tranh thủ chụp hình lưu niệm các bạn ơi.....
 Rất đông học sinh chen chúc nhau để được vào tham quan trong Nhà Truyền thống....
 Chứng cứ mà quân đội ta đã chiến thắng ....

Kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2013)

       Nhân ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22/12, Tập thể học sinh lớp 6-7 trường THCS Lý Tự Trọng TP Tam Kỳ xin gửi tới các bác, các cô, các chú, các anh chị đã và đang xây dựng và bảo vệ tổ quốc có một cái Tết Quân Đội đầm ấm, an lành và hạnh phúc. Chúc các chiến sỹ BỘ ĐỘI CỤ HỒ có một sức khỏe tốt để bảo vệ vững chắc Tổ Quốc thân yêu.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944
      Ngày 22/12/1944 đã đi vào lịch sử dân tộc ta đánh dấu sự ra đời của quân đội ta.  Hàng năm cứ đến ngày 22/12, cả nước lại tổ chức rất nhiều hoạt động để kỷ niệm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tôn vinh những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh anh dũng cho độc lập, tự do của Tổ Quốc.

          Tháng 12-1944, lãnh tụ Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyềnGiải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh: "Tên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền..., đồng thời nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc..."
         Ngày 22-12-1944, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ Cao-Bắc-Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
          Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm làm đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch-Tình báo, đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11

Chiều nay lớp 6/7 đã tổ chức sinh hoạt nhân kỹ niệm 31 năm ngày thành lập Nhà giáo Việt Nam. Đến dự buổi sinh hoạt hôm nay có Ban phân hội lớp cùng tham gia và dặn dò cho cả lớp về ý nghĩa của ngày NGVN...buổi sinh hoạt diễn ra rất sôi nỗi .
Một số hình ảnh trong buổi sinh hoạt.
 
Ban tổ chức làm việc
 Tiết mục văn nghệ hát về Nhà giáo do 2 ca sỉ của lớp thực hiện... 
.... Và tiếp theo là tiết mục hát...múa... tại chổ cho tốp ca nam nữ của cả lớp thực hiện...
 Đại diện Ban phân hội có đôi lời dặn dò.....
Tiếp theo là tiết mục ... điểm 10 dâng cô, 
Đại diẹn Ban phân hội lên tặng hoa cho cô giáo chủ nhiệm...

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Lịch Sử ngày Nhà giáo Việt Nam

Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo 
và Ngày Nhà giáo Việt Nam


Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo
 
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:
 Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Một tiết sinh hoạt lớp của lớp 6/7

           Cứ vào mỗi cuối tuần (Chiều thứ 7) tất cả các lớp học của Trường THCS Lý Tự Trọng đều tổ chức buổi sinh hoạt lớp nhằm đúc rút kinh nghiệm đã đạt được và kiểm điểm nhưng mặt yếu trong tuần. Trong tiết SHL hôm nay (02/11), lớp 6/7 được Ban phân hội đến tham dự và phát thưởng cho một số học sinh tiêu biểu, tuyên dương những học sinh đạt xuất sắc trong 2 tháng đầu năm học 2013-2014 ...
Một số hình ảnh trong giờ Sinh hoạt lớp.
 Quang cảnh trong giờ sinh hoạt lớp
 Ban phân hội trao thưởng cho học sinh xuất sắc.
Ban phân hội trao thưởng cho học sinh tiến bộ.
Đại diện Ban phân hội phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt...

Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Bài dự thi sáng tác nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam của học sinh lớp 6/7.
              Năm nay, tôi đã lên lớp 6. Tôi rất vinh dự khi bước vào ngôi trường THCS Lý Tự Trọng. Ngôi trường đã được rất nhiều giải thưởng lớn do nhà nước tặng. Ở đây cũng có rất nhiều thầy cô giáo hiền. Mỗi thầy cô đều đảm nhiệm phụ trách một bộ môn do nhà trường phân công. Tôi được nhà trường xếp vào lớp 6/7. Ở đây tôi có rất nhiều bạn bè và lớp tôi rất được nhiều thầy cô quan tâm đến và đều được các thầy cô dạy dỗ một cách tận tình. Nhưng người cô giáo mà tôi quý nhất đó là cô Ân. Một cô giáo đảm nhiệm bộ môn Văn của lớp chúng tôi. Năm nay cô khoảng 50 tuổi, cô rất hiền từ và nhân hậu, cô có mái tóc mềm mại được bới cao lên trong mỗi tiết học. Mỗi khi đi vào lớp cô đều nhìn chúng tôi bằng ánh mắt dịu hiền và nở nụ cười thân mật chào chúng tôi. Đôi mắt cô tròn, đen lay láy lúc nào cũng nhìn chúng tôi với vẻ trìu mến, cô có rất nhiều phương pháp dạy học rất hay, khi nghe cô giảng bài, ai nghe đều hiểu. Trong các tiết học thì tiết học của cô là sôi nổi nhất, bạn nào cũng giơ tay phát biểu bài thật sôi nỗi, cô luôn tìm những phương pháp học vui tươi, hồn nhiên nhưng không kém phần đa dạng và sâu sắc, cô luôn tạo điều kiện cho các bạn ít điểm để có số điểm khá hơn. Cô luôn hướng dẫn chúng em cách làm văn cho thật hay. Trong trường, ai cũng quí mến cô, cô rất hòa đồng và thân thiện. Cô Ân là như vậy, vẫn là một cô giáo hiền, giàu tình thương, luôn trao tặng những tình thương đó cho học trò chúng tôi. Tôi thật sự rất quý cô và cả lớp chúng tôi cũng vậy, ai ai đều quí mến cô và xem cô như người thân của mình. Tôi mong rằng trong năm học sau cô vẫn luôn phụ trách môn văn của lớp chúng tôi. Tôi mong rằng các bạn có thể tìm cho mỗi người cô, người thầy mà mình cảm thấy yêu quý, kính trọng và luôn coi họ là người thân bên cạnh của mình.
Trần Kim Oanh
Lớp:6/7

     THẦY TÔI.
Viết bài thơ tặng thầy
Mà lòng tôi xao xuyến
Những kỉ niện đong đầy
Trong nỗi nhớ nơi đây.

Nhớ lúc thầy giảng bài
Chúng tôi chăm chú viết
Giọng thầy nghe ấm áp
Truyền kiến thức cho tôi.

Nhớ lúc tôi mắc lỗi
Thầy chỉ bảo ân cần
Từ những lời xin lỗi
Và những lúc nghịch đùa.

Mái tóc thầy dần bạc
Theo từng tháng ngày qua
Truyền học sinh kiến thức
Vì thế hệ ngày mai.

                     Sáng tác
            Lê Nguyễn Anh Minh
                       Lớp 6/7

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Danh sách học sinh được vào đội tuyển HSG cấp Trường lơp...6/7...

DANH SÁCH HỌC SINH ĐƯỢC VÀO ĐỘI TUYỂN HSG CẤP TRƯỜNG  Lớp 6/7
Năm học 2013-2014 

STT
        Họ và tên
Môn
Điểm
1
Trần Ngọc Nam khánh
Tiếng Anh
12,5
2
Trần Anh Minh
TA
10
3
Lê Na
TA
10
4
Trần Kim Oanh
Văn
7
5
Trần Thị Ánh Huyền
Văn
6,25
6
Nguyễn Thị Thu Thùy
Văn
5,25
7
Nguyễn Tiến Huy
Văn
5,25
8
Lê Trung Hiếu
Toán
6,5
9
Võ Thị Bảo Uyên
Toán
5
10
Nguyễn Trần Phương Uyên
Toán
4,75
11
Phan Tiểu Ngọc
Toán
4
12
Lê Vũ Ngọc Hân
Toán
3,25

Lời cảm ơn.

Tổng kết cuộc vận động ủng hộ nạn nhân bị nhiểm chất độc da cam dioxin và ủng hộ học sinh Nam Trà My, lớp 6/7 đã ủng hộ số tiền là 1.260.000 đ xếp vị thứ nhì trong khối 6. Thay mặt hội khuyến học của nhà trường GVCN xin chân thành cảm ơn tất cả phụ huynh của lớp 6/7 đã hết lòng ủng hộ cho cho phong trào này của nhà trường cũng như của lớp. Xin chân thành cảm ơn. !!!

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Giới thiệu sách "Chuyện kể Bác Hồ với Nông Dân"

Sách là nguồn kiến thức vô tận giúp ta hiểu biết được nhiều điều trong cuộc sống về những danh nhân, anh hùng, trong đó có vị cha già kính yêu của dân tộc ta. Sau đây em xin giới thiệu cuốn sách do tác giả Lường Thị Lan sưu tầm và biên soạn. Cuốn sách có tựa đề “Chuyện kể Bác Hồ với Nông Dân”
Trong sự trọn vẹn của con người Hồ Chí Minh, có sự trọn vẹn về tình cảm, quý trọng, tin tưởng và nhất mực thương yêu nông dân- những người suốt đời chân lấm tay bùn, làm ra của cải nuôi sống xã hội, có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ra đi tìm đường cứu nước trong những năm 20 của thế kỷ trước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ chí Minh đã chỉ ra con đường duy nhất để giải phóng giai cấp nông dân là con đường cách mạng vô sản, gắn liền giải phóng dân tộc với giải phóng nhân dân, trong đó có nông dân, đem lại ruộng đất cho nông dân. Cho đến bản di chúc để lại cho muôn đời sau, người cũng đã dành những dòng xiết bao triều mến, ân cần, quan tâm sâu sát đến giai cấp nông dân: “ Trong bao năm kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp đến chống đế quốc Mỹ, đồng bào ta, nhất là đồng bào nông dân đã luôn luôn hết sức trung thành với Đảng và Chính phủ ta, ra sức góp của góp người, vui lòng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ. Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã  nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất”.
Đã có nhiều câu chuyện kể về tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho giai cấp nông dân. Đến với người nông dân là Bác đến với những người chân lấm tay bùn, cho nên Bác cũng tát nước, đạp guồng chống hạn với nhà nông, Bác thăm hệ thống đê điều, hỏi han nông dân ngay trên cánh đồng đang gặt; Bác vào thăm những chuồng trại gia súc, gia cầm, thăm bếp ăn, giếng nước, Bác vào nhà trẻ, mẫu giáo ở nông thôn để xem con em nông dân có được trông coi cẩn thận, có đủ chế độ dinh dưỡng hằng ngày hay không....

Cuốn sách “Chuyện kể Bác Hồ với nông dân” là một tập hợp có chọn lọc các bài nói, bài viết, buổi gặp gỡ, chuyến công tác, hình ảnh sống động, câu nói chân thực, các chuyện kể cảm động của những nhân vật từng có dịp được tiếp xúc với Bác Hồ, được Người quan tâm, thăm hỏi, động viên. Hưởng ứng cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuốn sách nhỏ mà ý nghĩa lớn này sẽ trở thành nguồn động viên quý giá để giai cấp nông dân Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò cách mạng to lớn của mình, nâng cao hơn nữa vị thế trong công cuộc tiếp tục đổi mới, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

CHÚC NHỮNG GÌ TỐT ĐẸP NHẤT SẼ ĐẾN VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Hưởng ứng phong trào: Lá lành đùm lá rách...

Học sinh lớp 6/7 tham gia chương trình ủng hộ đồng bào bị thiên tai lụt bão...

Vĩnh biệt Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP...

Vĩnh biệt Người, Người là ngọn đuốc soi đường không bao giờ tắt....
Vĩnh biệt Đại Tướng, chúng cháu nguyện suốt đời sẽ học tập noi gương theo Đại tướng


Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Tiểu sử Nguyễn Việt Hồng

Liệt sĩ Nguyễn Việt Hồng,
 nữ chiến sĩ biệt động thành phố Cần Thơ
       Phụ nữ Việt Nam có truyền thống yêu nước từ ngàn xưa. Những Bà Trưng, Bà Triệu từng là niềm tự hào của người dân đất Việt. Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã nêu cao phẩm chất anh hùng, bất khuất, trung hậu đảm đang, lập nên nhiều chiến công và thành tích huy hoàng, góp phần to lớn vào thắng lợi trọn vẹn mang tầm vóc lịch sử và thời đại của dân tộc. Hôm nay, nhân kỉ niệm 1970 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chúng ta sẽ cùng nhau ôn lại tiểu sử của 1 người nữ anh hùng tiêu biểu trên đất Cần Thơ, mà tên tuổi của chị, chắc đôi lần chúng ta đã từng nghe. Đó là chị Nguyễn Việt Hồng.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Ngày 21 tháng 9 năm 2013 Lớp 6-7 đã long trọng tổ chức buổi đại hội chi đội thành công tốt đẹp.

 
Thư ký đoàn .... chủ tịch làm việc....
Các thành viên biểu quyết bầu BCH
Thông báo kết quả trúng cử vào BCH...
BCH ra mắt ... Chi đội : NGUYỄN VIỆT HỒNG


Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Mừng ngày khai giảng năm học mới


Tất cả các bạn học sinh chuẩn bị cho buổi lể khai giảng năm học mới

 Chuẩn bị sẳn sàng
 Tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học mới, năm học 2013-2014
.... Và hồi trống khai trường đã vang lên.....