Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

NGÀY SÁCH VIỆT NAM

Ngày 26/2/2014 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là Ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc sách trong việc nâng cao kiến thức - kỹ năng, phát triển tư duy, rèn luyện nhân cách con người.
Ngày Sách Việt Nam được tổ chức cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách; khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách.
Lần đầu tiên tổ chức Ngày Sách Việt NamHội thảo “Nội dung và hình thức tổ chức Ngày Sách Việt Nam trên phạm vi toàn quốc” vừa diễn ra ngày 17/3.
Thực trạng đọc sách tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Xuất bản, In và Phát hành, tính đến năm 2013, mức hưởng thụ bình quân của người dân Việt Nam mới ở mức 3,2 bản sách/người (bao gồm cả sách giáo khoa).
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm tại thư viện. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản sách/người...
Những số liệu trên cho thấy thực trạng nhu cầu đọc của người dân nước ta còn thấp, hay nói cách khác, đọc sách chưa phải là nhu cầu thường xuyên của người Việt Nam.
Nguyên nhân khiến phong trào đọc sách ở nước ta chưa phát triển là bởi công tác tuyên truyền, quảng bá sách chưa được quan tâm; chưa có sự phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về văn hóa đọc; công tác lý luận, phê bình, hướng người đọc đến những mảng sách tốt, sách hay chưa được quan tâm; lực lượng sáng tác chưa được đầu tư đúng mức; chất lượng sách xuất bản chưa đáp ứng được nhu cầu đọc; giá sách còn cao so với thu nhập người dân; mạng lưới thư viện cộng đồng chưa đáp ứng được nhu cầu của độc giả…

Ôn tập dưới cờ.

Lớp 6/7 tổ chức ôn tập dưới cờ.

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

HỘI TRẠI HƯỚNG NGHIỆP - CHÀO MỪNG 39 NĂM NGÀY QUÊ HƯƠNG GIẢI PHÓNG (24.3.1975-24. 3 .2014)

           Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 3 năm 2014, Trường THCS Lý Tự Trọng đã diễn ra hội trại Hướng nghiệp tương lai cho các em học sinh, tuy thời tiết có mưa lớn nhưng không làm nản chí các tinh thần hăng hái sôi nỗi của các lớp, các chi đội...
           Đa số các em đều định hướng cho mình một tương lai, một nghề nghiệp rất gần gủi và gắn bó với cuộc sống. Nhiều thầy cô giáo đã khơi dậy lòng nhân ái cho học sinh, hướng các em đến các hoạt động xã hội, chia sẻ với cộng đồng bằng những việc làm cụ thể.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CHI ĐỘI NGUYỄN VIỆT HỒNG - LỚP 6/7
 Cổng trại của lớp 6/7 lúc còn nằm trên bản thiết kế do kiến trúc sư "Nhóc nhí nhố" thiết kế...
... Và đây là sản phẩm đã được hoàn thành do các Kỹ sư và KTS tài ba của "Công Ty 6/7" thực hiện và được giám sát chặt chẽ bới các chuyên gia có... máu mặt...

 Ban phân hội chụp ảnh lưu niệm cùng GVCN lớp 6/7 tại tiệm ảnh Nguyễn Việt Hồng.
Mặt dù trời không mưa nhưng ...mình mặt áo mưa vào cho nó nỗi....
Các giáo sinh củng tranh thủ chộp hình cùng với cô giáo chủ nhiệm tại tiệm ảnh Nguyễn Việt Hồng.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Tiến tới chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

  • THÀNH LẬP ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
Vào mùa xuân năm 1931, ở thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931, khi tiến hành hội nghị ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ hai, cuộc họp đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp bộ Đảng từ Trung Ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viện của Đảng phụ trách công tác Đoàn. Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở với khoảng hơn 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành hệ thống tổ chức Đoàn xã, huyện lên đến tỉnh. Đến cuối năm 1931, số lượng đoàn viện trên cả nước lên đến hơn 2.500 đồng chí, chứng tỏ sự tác động tích cực của hội nghị trung ương lần thứ hai (tháng 3/1931).
           Sự ra đời của Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ. Được Bộ chính Trị Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép thể theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương Đoàn Thanh Niên lao động Việt Nam, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ bai họp từ ngày 22 – 25/3/1961, đã quyết định lấy ngày 26/3/1931( một ngày trong thời gian cuối của hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2 đã dành để bàn bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên) 
làm ngày thành lập Đoàn hàng năm. 
Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần :

  • Từ 1931 – 1936 : Đoàn Thanh niên Cộng sản Việt Nam, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương
  • Từ 1937 – 1939 : Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương.
  • Tháng 11/1939 – 1941 : Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
  • Từ 5/1941 – 1956 : Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
  • Từ 25/10/1956 – 1970 : Đoàn Thanh niên Lao Động Việt Nam
  • Từ 3/2/1970 – 1976 : Đoàn Thanh Niên Lao Động Hồ Chí Minh.
  • Từ 12/1976 đến nay : Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biều là Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót. Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những người con ưu tú như Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Thái Văn A…